Thiết kế ánh sáng phòng bếp như thế nào cho hiệu quả?
Phân loại ánh sáng phòng bếp
Một không gian thì thường có 3 loại ánh sáng chính đó là ánh sáng môi trường, ánh sáng nhiệm vụ, ánh sáng điểm nhấn.
- Ánh sáng môi trường: là nguồn ánh sáng chính trong không gian đó là ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng được lấy từ cửa sổ là ánh sáng tự nhiên còn từ hệ thống đền trần là ánh sáng nhân tạo. Bạn có thể kết hợp đèn chiếu sáng tác vụ, đèn chiếu sáng âm tường, đèn chùm, đèn treo tường để tạo nên một tổng thể hòa hợp.
- Ánh sáng nhiệm vụ: còn gọi là ánh sáng tác, ánh sáng này thường được sử dụng cho một khu vực nhất định. Với sự trợ giúp của đèn chiếu sáng tác vụ, như bề mặt bàn đảo, tủ bếp được chiếu sáng để bạn có thể chuẩn bị các bữa ăn, dễ dàng tìm thấy các nguyên liệu trên tủ.
- Ánh sáng điểm nhấn: Đây là những ánh sáng để làm nổi bật các yếu tố yêu thích của phòng bếp được gọi là ánh sáng điểm nhấn. Ánh sáng làm nổi bật các đặc điểm kiến trúc hoặc trang trí trong bếp, như trần nhà làm bằng gỗ hoặc một bộ sưu tập của gia chủ.
>>Xem thêm: 12 điều kiêng kị trong phong thủy phòng bếp và cách hóa giải
Cách thiết kế ánh sáng phòng bếp hiệu quả
Mỗi không gian trong bếp sẽ diễn ra các hoạt động như khu vực chuẩn bị thực phẩm, bồn rửa và phía trên bếp sẽ cần đến ánh sáng tác vụ. Còn khu vực bàn ăn sẽ cần ánh sáng điểm nhấn.
Bạn cần nghiên cứu các loại ánh sáng nhà bếp hiện có xem kích thước và cách bố trí của nhà bếp và lượng ánh sáng tự nhiên nó nhận được. Sau đó bạn xem có thể kết hợp các tùy chọn khác với nhau để tạo ra được bầu không khí trong khu bếp một cách hoàn hảo nhất hay không.
- Cách bố trí đèn chiếu sáng chung trong phòng bếp
Để cung cấp ánh sáng tổng thể phòng bếp thì việc bố trí hệ thống đèn chiếu sáng từ vị trí trên trần nhà là hợp lý nhất. Trong các loại đèn led âm trần là thiết bị chiếu sáng phù hợp nhất để chiếu sáng tổng thể cho phòng bếp làm trần thạch cao. Bởi ánh sáng đèn led âm trần, không gây chói lóa mà đem lại hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ. Bạn cần bố trí đèn led âm trần theo dạng mạng lưới thay vì bố trí xung quanh như phòng khách. Bạn cũng có thể chọn đèn led ốp trần hoặc đèn led âm trần cho không gian chung tại phòng bếp
- Cách bố trí đèn chiếu sáng cho khu vực nấu ăn
Khu vực nấu nướng cần tăng cường ánh sáng để phục vụ cho việc chuẩn bị thực phẩm cũng như chế biến món ăn. Hiện nay nhiều gia đình sử dụng máy hút mùi trong phòng bếp, thường được lắp đặt ngay trên vị trí bếp đun nấu và trang bị thêm đèn chiếu sáng. Cần tăng cường thêm một vài chiếc đèn ở vị trí thích hợp để chiếu sáng cho khu vực bếp nấu ăn.
- Cách bố trí đèn chiếu sáng cho khu vực tủ bếp
Ánh sáng ở khu vực tủ bếp giúp bạn tìm đồ một cách dễ dàng khi cần, mà không gây ảnh hưởng tới không gian xung quanh khi bật để tìm kiếm đồ ăn vào ban đêm. Tủ bếp thì bạn có thể chọn nhiều loại bóng khác nhau như đèn âm trần, đèn ốp trần hoặc bóng búp nhỏ, bóng tuýp để lắp đặt.
Với tủ bếp có 3 vị trí bạn sử dụng đèn led âm trần là phía trong tủ bếp, dìa trên tủ bếp phía ngoài và phía dưới gầm tủ tại vị trí thẳng với khu vực bếp ga và bồn rửa bát.
- Cách bố trí đèn tại khu vực bàn ăn
Khu vực bàn ăn là một không gian gần gũi và lãng mạn. Bạn có thể kết hợp đèn led âm trần với một vài chiếc đèn thả bàn ăn tạo điểm nhấn ấn tượng cho khu vực. Sự kết hợp này giúp cho những món ăn trở nên hấp dẫn hơn và ăn ngon miệng hơn. Nhưng trước khi lắp đèn thả trần xuống thì bạn cần đo đạc chính xác kích thước từ trần xuống bàn ăn để chọn được những chiếc đèn thả trần phù hợp.
Kiểm soát, điều khiển ánh sáng
Có công tắc bật/ tắt đơn giản để điều chỉnh độ sáng phù hợp để tạo ra ánh sáng nhẹ nhàng giảm công suất cho nguồn sáng. Cũng có thể có nhiều cường độ ánh sáng theo ý muốn với các chức năng khác nhau để bạn kiểm soát nó một cách linh hoạt.
Cách thiết lập hệ thống đèn chiếu sáng thông minh cho phép bạn tạo ra hệ thống ánh sáng chị bằng một nút bấm. Một số hệ thống có thể điều khiển thông qua điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc PC thông qua Wifi của ngôi nhà cho phép bạn điều chỉnh màu sắc, độ sáng và loại chùm tia được phát ra.
Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên
Cửa sổ hay cửa ra vào giúp ánh sáng tự nhiên tràn ngập trong nhà bếp vào ban ngày. Mang lại cho bạn một không gian sáng sủa, tiện dụng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nó cũng giúp căn bếp nhà bạn trông rộng rãi và thoáng đãng hơn.
>>Xem thêm: 10 kiểu đèn chiếu sáng làm nổi bật, trang trí cho không gian hiện đại
Mẫu đèn bếp đẹp cho không gian bếp
Mẫu đèn thả trần làm tăng vẻ đẹp ấm cúng và tiện nghi cho không gian bếp nhà bạn. Các thương hiệu đèn thả trần như: Cavani, Apollo, Junsun,… Giá tham khảo khoảng từ 800.000 đến 3.600.000 đồng.
Mẫu đèn chùm mang đến sự sang trọng và giúp không gian bàn ăn của phòng bếp trở nên nổi bật hơn. Các thương hiệu đèn như: Ikea, Rovano, Vương Quốc đèn,…. Giá tham khảo khoảng 1.000.000 đến 2.900.000 đồng.
Mẫu đèn thả trần với thiết kế độc đáo, nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau mang lại vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho không gian nhà bếp. Các thương hiệu như: Thủ đô Lighting, Beecost, Haledco,… Giá tham khảo khoảng 100.000 đến 300.000 đồng.
Mẫu đèn chùm pha lê trang trí cho nhà bếp sang trọng và không kém phần cuốn hút. Các thương hiệu như: Đại Phát Furniture, Đèn Casani, Thủ đô Lighting,… Giá tham khảo khoảng 2.500.000 đến 7.000.000 đồng.
Mẫu đèn gắn tường là một gợi ý thú vị cho không gian bếp nhà bạn. Các thương hiệu như: Haledco, Kingled,… với giá tham khảo 275.000 đến 2.800.000 đồng.
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ NỘI THẤT CEN HOUSE
Địa chỉ: Đà lạt, Lâm Đồng
Hotline: 0915 603 007
Email: trangiang16007@gmail.com
Website: https://thietkenoithatcenhouse.com/